Những điều ít ai biết về tòa nhà Keangnam tại Hà Nội
20-08-2018 10:37:30
Đang cho thuê
5 /5 -
1 Bình chọn - 933 Lượt xem
Những điều ít ai biết về tòa nhà Keangnam tại Hà Nội. Mời các bạn cùng tôi tìm hiểu những thông tin lên quan đến tòa nhà Keangnam, một thời là tòa nhà cao nhất Việt Nam, và hiện tại là tòa nhà lớn nhất Việt Nam.
Những điều ít ai biết về tòa nhà Keangnam tại Hà Nội
Khi nhắc đến các tòa cao ốc tại Hà Nội thì không thể nào không nhắc đến tòa nhà Keangnam đã từng một thời được mệnh danh là tòa nhà cao nhất Việt Nam. Keangnam đã từng nhận được nhiều sự chú ý của người dân Hà Nội nói riêng và người dân cả nước nói chung. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tòa nhà này.
1. Giới thiệu về cao ốc Keangnam
2. Cấu tạo của tòa nhà Keangnam
3. Cao ốc 72 tầng Keangnam đổi chủ
4. Những điều ít ai biết về tòa nhà Keangnam
4.1. Phong thủy xấu
4.2. Thiết kế không hài hòa
4.3. Các con số đáng ngạc nhiên
5. Những bê bối lùm xùm xung quanh tòa nhà cao nhất Hà Nội
Keangnam có tên đầy đủ là Keangnam Hanoi Landmark Tower hay còn được gọi tắt với tên Landmark 72. Tòa nhà nằm tại đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội và là một khu phức hợp giữa khách sạn - văn phòng - căn hộ - trung tâm thương mại. Đơn vị đầu tư xây dựng tòa nhà là một công ty có trụ sở chính tại đường Dongdaemun-gu, thành phố Seoul của Hàn Quốc.
Vào ngày 20 tháng 3 năm 2011, tòa nhà chính thức được bàn giao và đưa vào sử dụng. Cho đến cuối tháng 12 năm 2011 thì đã có khoảng 780 hộ dân chuyển vào tòa nhà sinh sống. Theo ghi nhận thì từ năm 2010 cho đến tháng 2 - 2018, Keangnam tower luôn giữ kỷ lục là tòa nhà cao nhất Việt Nam.
Keangnam có tổng diện tích lên đến 300.000m2, gồm 72 tầng với độ cao 350m và giữ kỷ lục là tòa nhà cao nhất Việt Nam trong hơn 8 năm. Tòa nhà được đánh giá là biểu tượng mới cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế của thủ đô Hà Nội.
Nằm ở vị trí đắc địa, bên cạnh là một khu chung cư 50 tầng. Từ xa nhìn lại, một tòa chung cư, một tòa tháp cao sừng sững đứng giữa lòng Hà Nội trong không khác gì một thành phố thu nhỏ.
Trong Landmark 72 có tổng cộng 922 căn hộ cao cấp với đầy đủ các khu chức năng và dịch vụ tiện ích như bể bơi, khu mua sắm, cà phê và fitness center.
Tòa nhà Keangnam và chung cư căn hộ được nối liền bởi một khu thương mại mua sắm lớn nhất ĐÔng Nam Á - Parkson cùng một rạp chiếu phim Lotte cực kỳ hiện đại. Thế nhưng, cho tới năm 2015, trung tâm mua sắm Parkson đột ngột đóng cửa do hoạt động kinh doanh thua lỗ tại Việt Nam.
Không chỉ có các căn hộ cao cấp mà Keangnam còn sở hữu nhiều khu vực văn phòng hạng A được thiết kế từ tầng 12 - 46 của tòa nhà. Tất cả các văn phòng đều rộng rãi, trang thiết bị tiện nghi đầy đủ, hiện đại và có view đẹp.
Từ tầng 48 - 60 là khu căn hộ dịch vụ Calidas cực kỳ sang trọng, đẳng cấp và tiện nghi.
Từ tầng 62 - 70 của tòa nhà được khai trương vào tháng 9 năm 2017. Đây là khu vực sở hữu của khách sạn nổi tiếng thế giới Intercontinental.
Ngoài ra, tòa nhà cao nhất Việt Nam một thời này còn có một hội trường lớn với sức chứa lên tới 2.000 người cùng khu tổ chức sự kiện, bar và bể bơi ngoài trời. Tại tầng 72 có một tòa quan sát với tầm nhìn 360 độ, độ cao 350m để bạn có thể ngắm bức tranh toàn cảnh của thủ đô Hà Nội.
Vào năm 2016, trong một buổi giới thiệu báo cáo dự báo về triển vọng phát triển thị trường bất động sản, Công ty tư vấn bất động sản CBRE đã bất ngờ tuyên bố về thông tin tòa nhà cao nhất Việt Nam một thời đã có chủ nhân mới. Thông tin này cũng đã được báo chí truyền thông tại Hàn Quốc xác nhận.
Theo thống kê, để xây dựng tòa tháp Keangnam, chủ đầu tư đã phải vay tới 600 tỷ won, tức khoảng 510 triệu USD nhưng hiện không thu hồi được vốn. Chính vì vậy, chủ đầu tư đã phải bán lại khoản nợ này. Vào thời điểm đó, các đơn vị tiềm năng được chọn bán lại dự án này gồm có AON Holding, Goldman Sách và Hana Financial Investment. Tuy nhiên, cuối cùng người chiến thắng là AON Holding. Sau khi chi trả 450 tỷ won để mua lại khoản nợ, AON Holding chính thức trở thành người nắm quyền kiểm soát dự án.
Nổi tiếng là thế nhưng vẫn có không ít những điều mà người ta chưa biết về tòa nhà Keangnam. Có thể kể đến như:
Mặc dù nằm ở vị trí đắc địa tại Hà Nội thế nhưng phong thủy của tòa nhà này theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương đánh giá là không đẹp, thậm chí là xấu. Trong phong thủy, yếu tố cốt yếu và quan trọng nhất chính là “nhất vị nhị hướng”.
Với một siêu dự án tầm cỡ như Keangnam 72 tầng cần phải có một vị trí đất đặc biệt, không chỉ đắc địa mà còn cần phải đẹp và hợp phong thủy. Tuy nhiên, vị trí hiện tại của tòa nhà này lại không đáp ứng được .
Một con cá mập lớn và dũng mãnh như Keangnam đáng lẽ ra phải vùng vẫy trong biển lớn thế nhưng giờ đây lại đang phải nằm trong một hồ cá chỉ vài m3 khiến con cá bị o ép, không có đủ không gian để phát triển và sống cuộc sống lay lắt, chết yểu.
Tòa cao ốc cao nhất Hà Nội này nằm ở ngay ngã tư, có tầm nhìn thông thoáng, người qua lại đông, dễ đón khí vượng. Bên cạnh đó, nó còn nằm trên hai trục đường chính gồm 2 dòng hư thủy bồi đắp thêm, một là dòng hư thủy từ đường Mễ Trì, một là từ đường Phạm Hùng.
Tuy nhiên, mạch khí đường Phạm Hùng lại bị ngược thủy còn đường từ Mễ Trì thì khí không đủ vượng để cung cấp cho một tòa nhà cao tới 72 tầng.
Không chỉ vị trí không hợp phong thủy mà về thiết kế của tòa nhà cũng tồn tại nhiều vấn đề. Các cột trụ của tòa nhà quá to, vô tình chiếu vào các vị trí quan trọng trong căn phòng, dễ dẫn đến tình trạng xích mích, kiện cáo.
Trong suốt hơn 8 năm,tòa nhà Keangnam luôn giữ vị trí tòa nhà cao nhất Việt Nam, đứng thứ 5 thế giới về tổng diện tích của công trình xây dựng có kiến trúc đơn lẻ.
Vào đỉnh điểm của cơn sốt bất động sản, giá một căn hộ tại Keangnam lên tới mức kỷ lục là 7 - 8 tỷ đồng, tức 3.000 USD/m2.
Để giúp tòa nhà đứng vững trên nền đất, chủ đầu tư đã phải sử dụng đến 980 chiếc cọc lớn, có đường kính trên 2m để cố định. Chỉ tính thời gian làm móng đã tốn đến hơn 1 năm.
Các công nghệ tiên tiến và hiện đại đã được đưa vào sử dụng trong quá trình thi công công trình nhằm rút ngắn thời gian thi công xuống mức thấp nhất. Điển hình là để xây dựng xong cốt pha của một tầng với diện tích sàn trên 5.000m2 chỉ tốn mất 5 ngày.
Kể từ khi thi công cho tới khi đưa vào sử dụng, tòa nhà 72 tầng này đã vướng phải khá nhiều lùm xùm. Có thể kể đến như:
- Theo phản ánh từ dư luận thì mặc dù tòa nhà mới chỉ bắt đầu thi công tầng hầm thế nhưng có khoảng 40% trong tổng số các căn hộ của tòa nhà đã được rao bán. Trên các trang rao vặt xuất hiện nhiều tin rao bán các căn hộ từ tầng 20 - 40 với giá 2.500 - 3.000 USD/m2, chưa bao gồm tiền chênh lệch.
- Chỉ 2 ngày 21 và 22 tháng 7 năm 2009 xảy ra 2 tai nạn liên tiếp làm 4 công nhân tử vong. Đây là con số thương vong đáng báo động và đặc biệt nghiêm trọng.
- Ngày 01 tháng 8 năm 2009, đơn vị thi công tòa nhà bị khởi tố do vi phạm an toàn lao động khi có thêm 3 công nhân nữa tử vong do bị rơi từ công trường cao ốc xuống.
- Từ tháng 6 năm 2011, xảy ra tranh cãi về mức phí dịch vụ giữa ban quản lý và cư dân. Tranh chấp kéo dài tới năm 2012 vẫn chưa có hồi kết.
Trên đây là những thông tin về tòa nhà Keangnam. Mặc dù xảy ra nhiều vấn đề nhưng không thể phủ nhận được giá trị mà tòa nhà này mang lại. Hy vọng, với việc đổi chủ, tòa cao ốc này sẽ có một hướng phát triển thuận lợi hơn, thúc đẩy cho nền kinh tế tại Hà Nội.
Quý Doanh Nghiệp có nhu cầu cần thuê văn phòng tại TPHCM vui lòng liên hệ VNREAL: 0979771188 để được tư vấn và nhận báo giá, đồng thời đặt lịch hẹn xem văn phòng. Xem nhiều thông tin
tòa nhà cho thuê tại:
https://vanphongquan1.com